Ở Việt Nam, than đá có khá nhiều loại, trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (90% trữ lượng than cả nước). Số liệu đánh giá, thăm dò than của Việt Nam đến tháng 12/2020 cho thấy, tổng trữ lượng, tài nguyên than là 47,6 tỷ tấn.
Trong đó, bể than Đông Bắc có hơn 5,1 tỷ tấn; bể than Sông Hồng hơn 41,9 tỷ tấn, trữ lượng có khả năng khai thác đứng đầu ở Đông Nam Á. Vậy các loại than đá phổ biến ở Việt Nam là gì và nhu cầu sử dụng than đá của Việt Nam trong những năm sắp tới như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết bài viết này nhé!
Các Loại Than Đá Phổ Biến Ở Việt Nam
Than đá là một nguồn năng lượng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sử dụng năng lượng truyền thống và cơ bản. Ngày nay, than đá được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.
Phụ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cácbon và độ tro, người ta phân thành nhiều loại than. Mỗi loại than có những ưu, nhược điểm riêng và nhìn chung, không thể thay thế cho nhau được.
Các loại than đá ở Việt Nam khá đa dạng, gồm đầy đủ tất cả các loại than đá phổ biến: Than Antraxit, Than Mỡ, Than Á Bitum, Than Nâu và Than Bùn.
- Than nâu: là một khối đặc hay xốp, màu nâu, hiếm có màu đen hoàn toàn, thường không có ánh. Than nâu có độ cứng kém, khả năng sinh nhiệt tương đối ít, chứa nhiều tro (đôi khi đến 40%), độ ẩm cao (35%) và có lưu huỳnh (1- 2%), mức độ biến chất thấp. Khi để lâu ngày thành đống, than bị ôxi hoá, vụn ra thành bột, sinh nhiệt làm cho than tự bốc cháy. Tính chất này gây khó khăn nhiều cho việc bảo quản. Do khả năng sinh nhiệt thấp nên than nâu ít khi được vận chuyển xa, thường sử dụng trong nhiệt điện, cho sinh hoạt, hoặc biến than thành nhiên liệu dạng khí.
- Than đá: thường có màu đen, hiếm hơn là màu đen hơi nâu, có ánh mờ. Than đá rất giòn. Có nhiều loại than đá khác nhau tuỳ thuộc vào các thuộc tính của chúng. Khi đem nung không đưa không khí vào (đến 900- 1100°C), than sẽ bị thiêu kết thành một loại cốc rắn chắc và xốp.
- Than gầy (hay nửa antraxit) hoàn toàn không bị thiêu kết, không thành cốc, mà có dạng bột, mức độ biến chất cao nhất cùng với antraxit. Than gầy được dùng chủ yếu làm nhiên liệu nồi hơi và cho các nhà máy nhiệt điện.
- Than khí: là loại than có khả năng sản ra một lượng khí thắp lớn. Sử dụng giống như than gầy.
- Than antraxit: có màu đen, ánh kim, đôi khi có ánh ngũ sắc. Đây là loại than không có ngọn lửa, cháy khó và cần thông gió mạnh mới cháy được. Nó có khả năng sinh nhiệt lớn hơn mọi loại than khác nên được dùng chủ yếu làm nhiên liệu nhiệt lượng cao. Than không tự bốc cháy nên có thể để chất đống lâu ngày, có độ bền cơ học cao, không bị vỡ vụn trong khi chuyên chở.
- Ngoài ra còn có một số loại than khác (như than bùn…), song giá trị kinh tế thấp.
Phân bố trữ lượng các loại than đá phổ biến ở Việt Nam
- Số liệu đánh giá, thăm dò than đá của Việt Nam đến tháng 12/2020 cho thấy, tổng trữ lượng, tài nguyên than là 47,6 tỷ tấn. Trong đó, bể than Đông Bắc có hơn 5,1 tỷ tấn; bể than Sông Hồng hơn 41,9 tỷ tấn.
- Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Sông Đà, Sông Cả, Đồng Bằng Sông Hồng, Na Dương là những nơi tập trung phần lớn trữ lượng than đá tại Việt Nam với những mỏ than lớn đang được khai thác và đưa vào sử dụng.
- Trữ lượng các loại than đá phổ biến ở Việt Nam này được thống kê 3,5 tỷ tấn trong đó đã có trên 3,3 tỷ tấn là thuộc sở hữu của vùng mở Quảng Ninh, còn lại phân bố rải rác ở các tỉnh thành Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương…
Hai mỏ than lớn ở Việt Nam
- Mỏ than Quảng Ninh: Bắt đầu được đưa vào khai thác từ những năm 1839, Quảng Ninh là mỏ than quan trọng bậc nhất, với trữ lượng lên tới 8.7 tỉ tấn cùng vị trí sát biển thuận tiện cho việc vận chuyển than đến thị trường quốc tế.
- Đồng bằng sông Hồng: Với trữ lượng lên tới 39.4 tỉ tấn than nằm sâu dưới 2500m, mỏ than Đồng bằng sông Hồng được may mắn phát hiện ra trong quá trình tìm kiếm các mỏ dầu khí.
Việt Nam là một trong những nhà sản xuất than Antraxit quan trọng nhất. Ngành công nghiệp than tại đây cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành sản xuất năng lượng nói riêng.
Dự báo nhu cầu than đá của Việt Nam
- Theo tính toán của các chuyên gia, so với bình quân đầu người của thế giới thì nhu cầu sử dụng các loại than đá phổ biến ở Việt Nam đến năm 2030 cao hơn, song so với nhiều nước vẫn còn thấp hơn nhiều, nhất là so với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản và một số nước giàu tài nguyên than khác.
- Nhu cầu than đá gia tăng nêu trên của Việt Nam nói chung, cũng như cho sản xuất điện nói riêng là cần thiết và hoàn toàn có thể chấp nhận được đối với một nước đang phát triển xét trên mọi phương diện: Nhu cầu điện, mức sử dụng than, vai trò của than trong đảm bảo an ninh năng lượng của nước ta, cũng như sự phù hợp với xu thế phát triển than, nhiệt điện than trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về các loại than đá phổ biến ở Việt Nam. Công ty TNHH Viettech Boiler xin chia sẻ cùng các bạn.
Quý khách hàng có nhu cầu mua than đá indonesia số lượng lớn, ổn định và giá cả hợp lý vui lòng liên hệ Hotline: 0932 232 798 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá tốt nhất!
Viettech Boiler rất hân hạnh làm bạn đồng hành và đối tác tin cậy của Quý khách!