Máy ép viên nén mùn cưa, viên nén gỗ, trấu viên,… là những thiết bị rất quan trọng trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm cuối đến tay khách hàng sử dụng như: viên nén mùn cưa, trấu viên, viên cám cho gia súc hay các viên hóa chất.
Vậy máy ép viên là gì? có chức năng và được ứng dụng ra sao? Giá bán máy ép viên là bao nhiêu và những lưu ý khi sử dụng và vận hành máy ép viên trên thực tế. Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Viettech Boiler chuyên sản xuất, chế tạo và phân phối tất cả các dòng máy ép viên cho lĩnh vực công nghiệp, thức ăn gia súc, phân bón, thực phẩm,… Đặc biệt, chúng tôi còn nhận thiết kế và sản xuất máy ép viên theo yêu cầu của khách hàng với nhiều mẫu mã và công suất phù hợp.
Máy ép viên là gì?
Máy ép viên là một trong những loại máy móc được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Máy ép viên là giải pháp tuyệt vời cho các ngành nông nghiệp và công nghiệp hiện đại ngày nay. Đây là một loại máy có chức năng ép khuôn thành viên, được sử dụng rộng rãi tạo ra một số nguyên liệu sinh khối, trong các nhà máy năng lượng, nhà chế biến gỗ, nhà máy điện, nhà máy phân bón, nhà máy hoá chất, chế biến thức ăn gia súc….
Các kiểu máy ép viên này thường sử dụng 2 hoặc 3 trục lô quay vòng tạo lực ép, ép bột mùn cưa, vỏ trấu hoặc ép các nguyên liệu khác vào bộ khuôn bên trong để tạo hình viên. Chất lượng viên nén sẽ phụ thuộc rất lớn vào chất liệu của nguyên liệu, chất kết dính, khuôn và lực ép do động cơ chính tạo ra. Viên nén có kích thước Φ 6 đến 8 mm, dài 30 đến 40 mm, được sử dụng trong hệ thống lò đốt, lò sưởi, lò hơi…
Ứng dụng của máy ép viên
1. Dùng để ép viên mùn cưa:
Máy ép viên mùn cưa là loại máy chuyên dùng trong những ngành công nghiệp gỗ, phân bón, hóa học, khí đốt,… sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa được nén lại thành viên nhỏ tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng. Máy ép trấu mùn cưa hiện nay đang được ưa chuộng vì nguyên liệu dễ tìm và rẻ tiền nhưng sản phẩm thu được mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ thu hồi vốn.
2. Dùng để ép cám viên gia súc:
Máy ép cám viên gia súc ngang 3A3Kw (loại có đầu cắt) là thiết bị có khả năng ép các loại bột cá, bột ngũ cốc… để cho loại cám viên dinh dưỡng, dùng làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm…
Máy ép viên thức ăn gia súc trục đứng dùng để ép đùn cám viên cho gia súc, gia cầm. Nhờ đó, bằng cách sử dụng máy ép viên thức ăn chăn nuôi thì mỗi gia đình, trang trại chăn nuôi có thể tự tạo thức ăn chăn nuôi cho vật nuôi của mình.
Với máy ép viên thức ăn gia súc 3A3Kw sẽ giúp các chủ nông hộ, trang trại tận dụng các nguyên liệu sẵn có ở nông hộ. Đồng thời tiến hành phối trộn thủ công, sau đó đưa các nguyên liệu đã được phối trộn vào máy và ép ra thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi. Ngoài ra, trường hợp muốn sản xuất nhiều loại thức ăn cho các loại vật nuôi có kích thước khác nhau, chủ trang trại chỉ cần thay đổi khuôn cho phù hợp là được.
Phân loại máy ép viên
1. Máy ép viên trục đứng
Máy ép viên trục đứng được thiết kế đầu tiên xuất hiện ở đầu thế kỷ 20. Nhìn chung, có 2 loại máy ép trên thị trường, bao gồm loại khuôn quay và loại trục quay. Loại khuôn quay có trục tĩnh và khuôn quay, trong khi đó loại trục quay lại có khuôn tĩnh và trục quay. Áp dụng nguyên lý thẳng đứng, nguyên liệu sẽ rơi xuống vào buồng nén do trọng lượng của nó, sau đó được nén giữa các trục và khuôn để tạo những thành viên nén sau khi đi qua các lỗ khuôn.
2. Máy ép viên khuôn tròn
Máy ép viên khuôn tròn được ra đời vào khoảng những năm 1930. Nguyên lý vận hành máy rất đơn giản, khối lượng nguyên liệu được phân phối phía trên bề mặt bên trong của một khuôn có lỗ quay luân phiên cùng với các trục, điều này giúp nén khối lượng nguyên liệu vào các lỗ khuôn và tạo thành viên nén.
Các bộ phận quan trọng của máy ép viên
Trong tất cả các loại máy ép viên, chúng ta cần phải quan tâm đến một số chi tiết, yếu tố quan trọng, vì những chi tiết, yếu tố này sẽ đóng vai trò quyết định đến chất lượng của sản phẩm, giá thành của thiết bị,…
1. Hộp số (tốc độ máy)
- Các máy nén ép tạo viên nén đều được dẫn động thông qua các hộp số thích hợp, nhằm để tạo ra các viên nén với các vật liệu khác nhau. Việc sử dụng hộp số có tỷ số truyền khác nhau sẽ cho ra tốc độ quay của khuôn và con lăn ép khác nhau. Khi sử dụng tốc độ hộp số thấp, sử dụng nhiều momen (lực ép), nhưng lại quay với tốc độ thấp thì điều này hoàn toàn phù hợp với việc nén ép tạo ra viên gỗ, sử dụng vật liệu vào là mạt gỗ cứng.
- Máy nén ép nếu sử dụng tốc độ thấp thì sẽ yêu cầu ít chất kết dính và bôi trơn. Đối với máy nén ép chạy với tốc độ cao, điều này sẽ dẫn đến moment lực nhỏ. Do đó sẽ phù hợp với việc nén các viên nén sử dụng nguyên liệu có khối lượng riêng thấp như: cỏ, rơm, thức ăn gia súc. Do vậy với tốc độ cao thì sẽ tạo ra nhiều sản phẩm.
- Đặc biệt trong quá trình tạo viên nén, người sử dụng cần phải quan tâm đến vật liệu tạo viên nén. Vì đối với một số vật liệu khi được nén qua khuôn của máy tạo viên với tốc độ cao sẽ không đảm bảo tính chất, độ bền cơ học hay nhiệt lượng của viên nén. Điều này đồng nghĩa với việc khi đó công suất của động cơ, máy nén sẽ không thể cung cấp đủ lực nén ép tạo viên theo mong muốn.
2. Khuôn tạo viên nén
Các loại khuôn tạo viên nén khác nhau sẽ có kích thước chiều sâu của lỗ khuôn khác nhau, chiều sâu của lỗ khuôn (đây là thông số rất quan trọng của lỗ khuôn) cần được đặc biệt quan tâm trong suốt quá trình sản xuất viên nén:
- Chiều dài lỗ khuôn càng dài (chiều dài của viên nén): cần lực ép càng lớn, và nhiệt sinh ra trong quá trình ép cũng sẽ lớn do lực ma sát giữa vật liệu và bề mặt lỗ khuôn. Do đó cần máy có truyền động chậm và mô men lực ép lớn/công suất động cơ ép lớn.
- Chiều sâu miệng lỗ khuôn: Chiều sâu của miệng lỗ khuôn (là thông số rất quan trọng của lỗ khuôn) cần quan tâm trong suốt quá trình sản xuất viên nén. Góc mở của miệng lỗ khuôn là yếu tố quyết định đến chất lượng viên nén, đối với một vài loại vật liệu thì nhà sản xuất còn quy định rõ về góc mở của miệng lỗ khuôn.
- Đường kính lỗ khuôn: Khuôn viên nén nếu có kích thước khác nhau thì sẽ có kích thước lỗ khuôn khác nhau. Dải lỗ thường có kích thước từ 1mm đến 10 mm. Đối với viên nén gỗ, kích thước được quy định là 6 mm hoặc 8 mm. Viên nén gỗ có đường kính 6 mm, được sử dụng để làm chất đốt cho các lò sưởi, loại 8 mm thường được sử dụng làm chất đốt cho các lò hơi.
Với những viên nén có đường kính lớn thì yêu cầu máy có lực nén nhỏ, có thể gia tăng công suất nhưng chất lượng viên nén lại không cao.
Vật liệu làm khuôn
- Khuôn của những máy nén ép có thể được chế tạo từ một số loại vật liệu khác nhau, tuy nhiên phải đáp ứng một số yêu cầu như: biến dạng khuôn là ít nhất, chịu tốt được lực nép ép lớn, hạn chế bị mài mòn và đảm bảo được bề mặt sản phẩm viên nén tốt.
- Các loại vật liệu thường được sử dụng để làm khuôn như: Thép hợp kim carbon, hợp kim chrome, thép hợp kim không rỉ…
Nhiệt độ khuôn
- Trong suốt quá trình sản xuất, người sử dụng đặc biệt quan tâm đến nhiệt độ bề mặt khuôn, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng viên nén và sản lượng sản xuất. Khi bắt đầu sản xuất, nguyên liệu nên được cấp chậm đến máy nén để tăng nhiệt độ của khuôn từ từ.
- Nếu cấp nguyên liệu nhiều hoặc nhanh có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc, kẹt khuôn do nhiệt độ của bề mặt khuôn tăng nhanh. Thời gian vận hành khi khởi động máy tốt nhất ở chế độ này là từ 30 đến 40 phút. Khi nhiệt độ của khuôn đảm bảo thì lúc đó mới tiến hành sản xuất theo công suất định mức.
- Để hạn chế hiện tượng kẹt khuôn, người sử dụng nên lựa chọn khuôn được làm từ thép hợp kim chrome.
Chiều cao con lăn ép và lớp phủ
Lớp phủ trên bề mặt viên nén sẽ được tạo ra trong quá trình ép nén, khi vật liệu đi qua lỗ khuôn sẽ làm hình thành lên lớp này, do đó chất lượng của viên nén sẽ được quyết định bởi việc hình thành lớp này bởi con lăn, lỗ khuôn, vật liệu…
- Khe hở 1 mm: Thông thường lớp bọc có chiều dày 1 mm, được tạo ra bởi tối ưu hóa chất lượng viên nén, vật liệu và lực nén (hay còn gọi là công suất máy nén). Việc điều chỉnh khe hở này từ 0 đến 1 mm tương ứng với việc điều chỉnh công suất máy nén. Đồng thời sẽ giảm thiểu khối lượng bụi tinh đến 30% bao phủ bề mặt khuôn và con lăn trong quá trình sả xuất viên nén.
- Khe hở lớn hơn 1 mm: Nếu điều chỉnh khe hở giữa khuôn và con lăn sẽ dẫn đến việc điều chỉnh công suất lực nén của máy nén ép viên. Nếu khoảng cách giữa con lăn và bề mặt khuôn được điều chỉnh lớn hơn 1mm, điều này sẽ đảm bảo lực nén ép tạo viên được tạo ra giữa con lăn và bề mặt khuôn.
- Khe hở nhỏ hơn 1 mm: Nếu khoảng cách giữa con lăn và bề mặt khuôn được điều chỉnh nhỏ hơn 1 mm, do đó không đảm bảo không gian giữa con lăn ép và bề mặt khuôn để tạo ra lớp phủ. Khi này thì lực ép từ con lăn sẽ tác động trực tiếp lên những lỗ bề mặt khuôn. Kết quả là kim loại tiếp xúc với kim loại, khiến rút ngắn tuổi thọ của khuôn và con lăn.
Tuổi thọ của khuôn và con lăn: Tuổi thọ của khuôn và con lăn phụ thuộc vào một số yếu tố:
- Vật liệu làm khuôn.
- Độ mài mòn của vật liệu làm tác động lên khuôn và con lăn.
- Khe hở giữa con lăn với bề mặt khuôn.
- Tốc độ sản xuất.
- Quy trình vận hành của máy ép viên
Những lưu ý khi vận hành máy ép viên
Sản phẩm đi từ phễu cung cấp vào buồng ép thông qua trục vít. Sản phẩm sẽ được nghiền và ép lại do các bước vít nhỏ dần. Trước khi ra khỏi vít nén, sản phẩm được giữ lại thêm 100-150mm thì mới ra khỏi nồng ép. Bên ngoài nồng ép có nhiệt độ khá lớn giúp cho việc ép đạt được hiệu quả cao do độ kết dính cao.
Quy trình hoạt động của máy ép viên khá phức tạp nhưng người dùng hoàn toàn có thể an tâm bởi can thiệp của người sử dụng là không nhiều. Người dùng chỉ cần cung cấp nguyên liệu đầu vào và chú ý đến đường ra của sản phẩm là có thể dễ dàng sử dụng.
Tuy việc sử dụng, vận hành không quá phức tạp nhưng người dùng cũng cần phải đặc biệt chú ý những điều cơ bản sau để máy hoạt động tốt và an toàn:
- Trong quá trình vận hành, máy ép viên sẽ sinh ra lượng nhiệt nhất định. Nếu có bụi bẩn bám vào những bộ phận thoát nhiệt, sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của máy. Vì vậy, người dùng cần phải thường xuyên kiểm ra và bảo trì khi cần thiết.
- Lượng nhiệt phát ra trong quá trình vận hành do lực nén giữa trục xoắn và dao cắt trong của máy gây ra sẽ khiến cho sản phẩm vừa mới được ép có nhiệt độ khá cao 40 đến 60 độ C (đặc biệt là đối với các loại sản phẩm thức ăn gia súc hoặc phân bón). Nếu để sản phẩm tự nguội dần thì sẽ không thể bảo quản được lâu, làm nhanh bị mốc, ẩm. Do đó, khi được máy ép xong, tốt nhất là nên dùng quạt gió thổi nguội hoặc phơi khô sản phẩm, điều này giúp bảo quản được trong thời gian lâu hơn. Quý khách hàng cần phải tính toán thật kĩ trước khi ép lượng sản phẩm sử dụng trong một vài ngày nếu không có cách bảo quản lâu.
- Khí thải từ máy đa phần là do hơi nước và khí CO tạo thành. Cách xử lý chủ yếu là phun hơi nước để khí có thể ngưng tụ và nước thải thường có màu vàng nhạt. Người dùng cần phải lưu ý xử lý lượng thải này trước khi thải ra môi trường.
- Cần pha trộn sản phẩm theo một tỉ lệ nhất định, cho nguyên liệu đã pha trộn vào phễu cần nạp một cách từ từ. Máy sẽ cho ra kết quả được nén chặt, đều, đẹp và dinh dưỡng. Nếu sử dụng cho loại thức ăn gia súc, bạn nên thêm rau xanh nghiền nhuyễn, điều này để giúp máy cắt viên cám dễ dàng hơn, đồng thời tăng hàm lượng dinh dưỡng.
Hướng dẫn bảo dưỡng máy ép viên
- Tiến hành tra dầu thường xuyên đối với bộ phận truyền động của máy, sau 2 giờ đồng hồ thì tiến hành bôi trơn vòng bi roller, sau 4 giờ đồng hồ thì tiến hành bôi trơn vòng bi trước của trục chính. Điều này sẽ đảm bảo bộ phận truyền động của máy vận hành linh hoạt, giảm nhẹ phụ tải làm việc.
- Thay dầu bôi trơn trong hộp bánh răng của máy, sau khi máy mới vận hành được nửa tháng cần phải được thay dầu 1 lần, sau này cứ khoảng 1000 giờ làm việc liên tục thì cần tiến hành thay dầu 1 lần, như vậy sẽ giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng của bánh răng.
- Cần chú ý thường xuyên kiểm tra sự liên kết của các bộ phận xem có bị lỏng ra không, công tắc an toàn vận hành có đáng tin cậy hay không. Đồng thời làm phải sạch miệng cấp liệu dạng xoắn và thiết bị điều chất, tránh phát sinh các sự cố cho máy móc.
- Mỗi tháng tiến hành kiểm tra 1 lần tình trạng mài mòn của các linh kiện truyền động và vòng đệm của khuôn nén, băng kẹp. Kịp thời thay thế khi phát hiện bị mài mòn, tránh cho khuôn ép bị lắc làm ảnh hưởng đến sản lượng.
- Roller và khuôn ép chất lượng tốt. Tuyệt đối không được sử dụng khuôn có chất lượng kém như bị méo và lỗ bên trong thô ráp. Đồng thời căn cứ vào sự khác nhau của công thức để từ đó lựa chọn tỷ số nén của khuôn ép, đảm bảo cho khuôn xuất liệu luôn trơn tru, tránh sự gia tăng tiêu thụ điện năng và làm giảm sản lượng.
- Điều chỉnh khe hở khuôn ép và roller. Nếu phát sinh tắc máy thì bạn cần nới lỏng roller. Sau khi loại bỏ vật liệu trong thành của khuôn ép thì phải điều chỉnh lại khe hở của roller khuôn, tuyệt đối không được cưỡng chế khởi động. Điều đó sẽ gây rung mạnh bộ phận truyền tải và ổ trục vòng bi dẫn đến hỏng hóc.
- Sản xuất vượt quá phụ tải. Trong quá trình sản xuất không được vượt quá mức khả năng làm việc của máy, điều này có thể gây hỏng mô-tơ và mài mòn gia tốc, khiến tuổi thọ sử dụng máy ép viên bị giảm.
- Cần làm tốt công tác khử sắt và khử tạp chất, mỗi ca bố trí khử sắt cho thiết bị 1 lần, tránh để dị vật lọt vào trong khoang làm việc của khuôn, phát sinh hiện tượng rung thân máy và gây nứt khuôn.
Viettech Boiler chuyên sản xuất, chế tạo và phân phối tất cả các dòng máy ép viên cho lĩnh vực công nghiệp, thức ăn gia súc, phân bón, thực phẩm,… Đặc biệt, chúng tôi còn nhận thiết kế và sản xuất máy ép viên theo yêu cầu của khách hàng với nhiều mẫu mã và công suất phù hợp.
Viettech Boiler rất hân hạnh làm bạn đồng hành và đối tác tin cậy của Quý khách!
THÔNG BÁO |
---|
Do số lượng đơn hàng đang quá tải, Viettech Boiler tạm ngừng nhận tiếp đơn hàng máy ép viên đến hết tháng 3.2023. Quý khách vui lòng thông cảm! Rất mong sẽ nhận tiếp sự ủng hộ của Quý khách sau thời gian này! |
Công ty TNHH Viettech Boiler Xin chân thành cảm ơn Quý khách! |
Trên đây là tổng hợp những thông tin về máy ép viên, Viettech Boiler xin chia sẻ cùng Quý khách hàng.
Kính chúc Quý khách hàng thật nhiều sức khỏe và thành công!